Atlántida

Tháng Mười 25, 2008

ừ, bọn ngu có mặt trên toàn thế giới

Filed under: Uncategorized — dathaophuong @ 4:08 sáng

Ai mà đến điều này cũng không biết thì đúng là một thành viên trong bọn ấy.

Tớ nguyên là sinh viên khoa (nguyên là) ngữ văn của trường (nguyên là) ĐHTH Hà Nội, nghĩa là một chỗ (đáng lẽ) toàn những người có chữ, có nghĩa, có nghĩ, nhỉ. Buổi đầu tiên đời giảng đường, còn đang ngơ ngáo ngồi trong lớp thì có một bóng hồng khoá trên, bắt mắt lắm ý, sành điệu lắm ý, đi giày cao gót nhọn hoắt nghé vào lớp tớ, rồi vừa chạy về lớp mình, vừa cười ré lên tràng dài: Ối giời ơi, toàn bọn nhà quê, chúng mày ạ”.

Ở khoa tớ, bóng hồng này nổi phết, thì đúng típ gái các zai đại chúng mê: da trắng như tuyết, môi đỏ như son, tóc đen như gỗ dán được sơn công nghiệp, chuột bạch nhiệt tình cho mốt thời trang đại chúng, giảo khẩu… Và ngu.

Chuyện gái này ngu thế nào nói cả ngày không hết, giờ tạm chỉ nói chuyện gái kỳ thị quê với tỉnh đã.

Đành rằng mỗi vùng đất có một thói quen, nếp sống riêng. Đành rằng, những người ở thành phố lớn (và cũng thường là những trung tâm văn hoá) có nhiều lợi thế hơn người ở những nơi khác về môi trường thông tin và vật chất. Nhưng cứ cho rằng hễ là người Hà Nội (kể cả là Hà Nội chưa mở rộng, và không phải là bọn “Hà Lội” không ngửi được) là giá trị, văn minh, giỏi giang hơn người sinh trưởng ở “quê” thì đúng là thậm ngu. Ngu thế nào, ở đây toàn các bạn thông minh giỏi giang, tớ xin phép không giải thích làm gì.

Rồi tớ làm việc ở một toà báo lớn (tớ không nói là đã hay đang nhé, các bạn không được đoán), nghe đồn có uy tín lắm, nghĩa là (đáng lẽ) phải toàn những người đi nhiều, gặp nhiều, biết lắm, đầu óc đương đại một tí, nhỉ. Thế mà có một bạn tranh luận chuyên môn với tớ đến câu thứ 2 thì tắc, giở chưởng: “Phương phải xem lại thái độ của mình đi nhé, thứ nhất bạn là con gái, thứ hai là cả tuổi đời tuổi nghề bạn đều kém tôi, thế mà cứ cãi là thế nào”. Tớ đang nhỏ nhẹ lịch sự, nghe thế nổi điên, huỵch toẹt luôn: “Tôi nói cho anh biết nhé, thứ nhất vị trí anh không có gì hơn tôi, tôi việc gì phải “cãi” anh. Thứ hai, trong chuyên môn chỉ có đúng hay sai, hiệu quả hay không hiệu quả, chẳng có chuyện trai gái già trẻ gì ở đây sất”.

Rồi tớ đi uống trà xu với hai zai đều là “người của công chúng” nhé. Nhân nhắc đến một gái (mà tớ không quen), một zai cười ý nhị, bảo: “Ối giời ơi, của ấy thì sợ vãi. Hơn 30 tuổi nhé, chưa chồng nhé, thích uống cà phê nghe nhạc Trịnh một mình nhé”. Zai còn lại cười khùng khục: “Cánh đồng khô hạn à”. Tớ mặt lạnh te: “Em hơn 30 tuổi, chưa chồng đây, thích uống cà phê nghe nhạc Trịnh một mình đây. Cánh đồng khô hạn đây”. Tớ hồi đấy chưa chồng thật, nhưng có uống được cà phê đâu. Nói thế cho cái bọn đắc thắng rằng bản thân là nước tưới có mùi ấy đóng cửa khẩu thôi.

Ối giời, kể sao cho hết cái bọn ngu, mắt sang vành, toàn soi giá trị con người ở những gạch đầu dòng hoàn toàn vớ vẩn.

Hôm qua, tớ đi trình diễn và làm một workshop chia sẻ kỹ năng trình diễn cho các bạn sinh viên khoa ngữ văn và sáng tạo trường đại học Lancaster. Giờ thảo luận tự do, có mấy bạn nói về việc làm thế nào để có được phát âm tiếng Anh ở “tầng lớp thượng lưu”. Hoá ra, chưa nói đến chuyện dùng từ nhé, chỉ riêng ngữ điệu tiếng Anh thôi, ở đây được chia ra các giai tầng thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. Nếu bạn nói được ngữ điệu thượng lưu, thì bạn sẽ nghiễm nhiên được đánh giá là có giáo dục cao, thông minh trác việt. Việc nói ngữ điệu tiếng Anh ở tầng lớp nào là rất quan trọng, vì nó liên quan đến việc bạn sẽ nhận được vị trí công việc, mức lương như thế nào. “Ví dụ khi phỏng vấn xin việc, tôi sẽ dễ dàng được nhận nhưng cô ấy thì không, không phải vì tôi thông minh hơn cô ấy, mà vì ngữ điệu tiếng Anh của tôi. Một nghệ sĩ trình diễn cũng sẽ được đánh giá cao nếu cô ấy phát âm được ngữ điệu thượng lưu” – Một cô có giọng tiếng Anh “thượng lưu” chỉ một cô “giọng trung lưu”, bảo.

Sau khi tớ trình diễn thị phạm và làm các bạn ấy ô a rồi, tớ mới bảo: “Tôi biết là ở đâu có xã hội thì ở đó có thành kiến, kì thị. Nhưng đó là công việc của đám đông thiển cận. Họ bám chặt vào các giá trị ảo để phán xét người khác, vì họ sợ phải tay bo bằng những giá trị thật. Giá trị trình diễn của bạn nằm ở sức rung động của vẻ đẹp nghệ thuật, ở thông điệp mà bạn nhắn gửi, chứ không nằm ở ngữ điệu tiếng Anh. Tôi làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ của tôi là tiếng Việt, tôi nói tiếng Anh chắc còn dưới cả mức hạ lưu, nhưng các bạn là những người thông minh, các bạn đã không đánh giá tôi qua ngữ điệu tiếng Anh và ở lại, xem tôi trình diễn, và giờ đây, cả tôi và các bạn đều là kẻ “được”.

Các bạn bảo: “Ở đây không ai kỳ thị ngữ điệu cả, nhưng phần đông mọi người ngoài xã hội thì có”. Tớ hết kiên nhẫn, phẩy tay: “Who cares?”.

Các bạn sinh viên nói có lý thật, chẹp chẹp.

Các bạn cứ bảo phương Tây tự do bình đẳng bác ái đi, làm qué gì có. Đúng là bọn ngu thì ở đâu cũng nhan nhản.

Ngay ở blog này, có mỗi mình tớ thôi, mà cũng có một con ngu. Đến giờ còn ngạc nhiên về chuyện đó.

15 bình luận »

  1. nghĩa là giống cái gì cơ?

    Bình luận bởi myselfvn — Tháng Mười 25, 2008 @ 4:24 sáng | Trả lời

  2. @Quêchoa:
    Cảm ơn anh đã ghé thăm. Còn về vấn đề tong tắng, từ độ được các anh chị cô chú ở báo Văn Nghệ tận tình chỉ bảo, em đã khắc phục được rồi ạ.

    Bình luận bởi myselfvn — Tháng Mười 26, 2008 @ 1:19 sáng | Trả lời

  3. @Cún Béo:
    – Comment của bạn đặt ra nhiều vấn đề quá, ở đây tớ chỉ tạm bàn đến vấn đề ngữ điệu thôi (nguyên văn các bạn sinh viên nói là accent).
    Bạn nói rất đúng là ở Anh, để nói được tiếng anh có accent thượng lưu là cả một quá trình. Một bạn nhà thơ Anh trình diễn cùng bọn tớ cũng nói accent thượng lưu, bạn bảo là ngay từ nhỏ phải được học ở trường rất tốt, sống ở những khu dân trí cao, rồi lại phải khổ luyện với giáo viên kèm cặp, túm lại là phải tiêu rất nhiều tiền.
    Như vậy, accent tiếng Anh (chứ không phải tiếng Việt) đúng là có thể hiện đẳng cấp giáo dục. Nhưng thiếu gì người accent rất tốt mà tư duy thì hạn hẹp, cũng như có những người tư duy rất tốt, hoặc cũng được thụ hưởng nền giáo dục có đẳng cấp cao nhưng ở Mỹ, Canada chẳng hạn, mà lại không được thừa nhận chỉ vì không có accent thượng lưu London, thì có hợp lý không?
    Tớ vẫn cho rằng, chỉ trừ một số nghề đặc trưng như phát thanh viên chẳng hạn, còn accent không nên là tiêu chí xét người cho việc.

    Bình luận bởi myselfvn — Tháng Mười 26, 2008 @ 1:40 sáng | Trả lời

  4. Giật mình. Em cũng thỉnh thoảng ngu giống thế. Đọc entry này chắc hết ngu 15ph, hihi

    Bình luận bởi LêTê — Tháng Mười 26, 2008 @ 1:42 sáng | Trả lời

  5. Tớ hỏi bạn P một câu nhé: cậu nói và viết tiếng Việt có tốt ko? Tất nhiên là rất tốt và tốt hơn nhiều so với một người VN ko được học hành bài bản. Bởi lẽ ngoài khả năng ngôn ngữ tự nhiên cậu còn được học hành bài bản.
    Căn nguyên của sự phân biệt mà bạn P nói theo tớ là ở chỗ đó. Lẽ dĩ nhiên tiếng Anh của cậu, theo như cậu nói, là tay ngang, thì ko thể điệu đà trôi chảy như nhiều người khác. Ở đây chỉ nói tới những người lớn lên trong xã hội ví dụ là dùng tiếng Anh. Như tớ đã thấy, những người thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội nói tiếng Anh cực kỳ tốt, về mặt dùng từ, câu cú, ngữ pháp, vì họ được hưởng nền giáo dục tốt nhất. Trong khi tiếng Anh của tầng lớp lao động, dân nhập cư, dân nghèo, thì lại khác hẳn, mặc dù đều là first language. Tớ nghĩ là các bạn sinh viên của cậu ko bàn tới sự trôi chảy (fluency) trong tiếng Anh, mà là bàn tới cách dùng từ ngữ và phát âm kiểu này đấy, cũng như có thứ tiếng Việt chỉn chu, có thứ tiếng Việt chợ búa xô bồ.
    Chưa kể phần accent cũng rất quan trọng. Cách đây mấy năm, trong một cuộc gặp với một quan chức khá to trong Bộ ngoại giao VN, ông này tiếng Anh tất nhiên vô cùng trôi chảy, vô cùng điệu đàng, vốn hiểu biết thì rất phong phú ko có gì phải bàn, nhưng khi nói thì lại nói thế này ‘ai iem vi-e ry vi-e ry hi-ep py’ (I am very very happy). Tớ nghe xong ngất tại chỗ. Cho tớ giấu tên vị quan chức này vì thực ra tớ rất quý trọng chú ấy.
    Bạn P bảo tớ ngu thế nào thì tuỳ 😛

    Bình luận bởi cun beo — Tháng Mười 26, 2008 @ 1:45 sáng | Trả lời

  6. thêm nữa, khi tớ đi các nơi, một mặt tớ biết ơn những người ko kỳ thị, ko định kiến, ko nhìn khuôn mặt da vàng của tớ với vẻ khinh thị, nhưng mặt khác tớ cũng hiểu sự kỳ thị ấy ở đâu mà ra, và ko phải ngày một ngày hai mà hết được, và ko phải người VN nào ra nước ngoài cũng góp phần làm giảm sự kỳ thị đó. Thực tế là rất nhiều người VN ra nước ngoài hành xử ko tốt ko lịch sự làm cho người nước ngoài kỳ thị xứ mình hơn.
    Tớ bị đứt internet mấy ngày, bây giờ viết có mấy dòng mà thấy đầu óc chả mạch lạc rì, nên chắc viết cũng chưa hết ý 🙂

    Bình luận bởi cun beo — Tháng Mười 26, 2008 @ 1:52 sáng | Trả lời

  7. Tớ tự nhận là ngu, vì tớ thấy tớ giống giống thế

    Bình luận bởi Vân, Lam & Scoo — Tháng Mười 26, 2008 @ 6:22 sáng | Trả lời

  8. Đi một ngày đàng học một sàng khôn, bạn thích nhé. Tớ đây cũng là một kẻ ngu, in ít thôi nhưng vẫn ngu, luôn tự ý thức mà sửa.

    Bình luận bởi Trương Thái Du — Tháng Mười 26, 2008 @ 6:32 sáng | Trả lời

  9. Hay!

    Bình luận bởi Lilia — Tháng Mười 26, 2008 @ 6:59 sáng | Trả lời

  10. Bọn Anh snobby lắm, cái việc ngữ điệu quý xờ tộc với bọn nó là quan trọng. Xã hội Anh dù sao cũng là một xã hội khá khép kín và hơi có tính trưởng giả.
    Nhưng tớ không biết là nó lại công khai việc học tập ngữ điệu quý xờ tộc như thế. Thế thì quả là xã hội quá trưởng giả.

    Bình luận bởi Linh — Tháng Mười 26, 2008 @ 8:18 sáng | Trả lời

  11. hi hi lâu ngày vào nhà Myselfvn, nghe chuyện hầm hố dzậy ta? Hết tong tắng rồi à?he he

    Bình luận bởi quê choa — Tháng Mười 26, 2008 @ 9:37 sáng | Trả lời

  12. ọp, phán câu cuối shock ghê
    hihi

    Bình luận bởi Ánh Sáng Tím — Tháng Mười 27, 2008 @ 1:36 sáng | Trả lời

  13. thôi xong. tiếng Anh của mình gơờ này…
    chỉ là cơn mộng thôi, kẹc kẹc kẹc

    Bình luận bởi neuyeuthiphainoi — Tháng Mười 27, 2008 @ 3:44 sáng | Trả lời

  14. Hum nay mới vào xem lại, tớ thấy tớ ngu vì cũng chót mấy lần chê bai quề nha. Khi nào rảnh myself sang blog tớ xem seri bán đất mua đất, các bạn tớ chả chửi gì tớ trên blog, mà lặng lẽ chửi trong YIM, thế mới đau.

    Lời ít ý nhiều, tớ sang entry Ấn cmt tiếp đây

    Bình luận bởi Vân, Lam & Scoo — Tháng Mười 27, 2008 @ 3:52 sáng | Trả lời

  15. Công nhận hồi ở Úc thì em nghe nói Anh lạnh lắm snob lắm, mà công nhận snob thật, nghe tiếng Anh-Úc là nó bĩu môi, qua đến Đức rồi thì trời ơi, may mới được làm trong office với người Anh, Mỹ nữa thì càng tốt, có bọn English-speaking một cái là office nó xởi lởi vui vẻ hẳn, office mà toàn Đức thì cả lũ ngồi chù ụ cả ngày ko nói câu nào hết sức là nghiêm trọng, office nhiều dân anglo-saxon thì gọi boss bằng first name thoải mái, theo truyền thống Đức thì còn lâu nhé, phải Ngài này Ngài kia, last name nha các bạn. NÓi chung đời không biết được chữ ngờ 🙂
    After a while I kinda love British accent, very very lovely, à không vie-ry vie-ry lớp-ly!

    Bình luận bởi hoaianh — Tháng Mười 29, 2008 @ 11:55 sáng | Trả lời


RSS feed for comments on this post. TrackBack URI

Bình luận về bài viết này

ừ, bọn ngu có mặt trên toàn thế giới

Filed under: Uncategorized — dathaophuong @ 4:08 sáng

Ai mà đến điều này cũng không biết thì đúng là một thành viên trong bọn ấy.

Tớ nguyên là sinh viên khoa (nguyên là) ngữ văn của trường (nguyên là) ĐHTH Hà Nội, nghĩa là một chỗ (đáng lẽ) toàn những người có chữ, có nghĩa, có nghĩ, nhỉ. Buổi đầu tiên đời giảng đường, còn đang ngơ ngáo ngồi trong lớp thì có một bóng hồng khoá trên, bắt mắt lắm ý, sành điệu lắm ý, đi giày cao gót nhọn hoắt nghé vào lớp tớ, rồi vừa chạy về lớp mình, vừa cười ré lên tràng dài: Ối giời ơi, toàn bọn nhà quê, chúng mày ạ”.

Ở khoa tớ, bóng hồng này nổi phết, thì đúng típ gái các zai đại chúng mê: da trắng như tuyết, môi đỏ như son, tóc đen như gỗ dán được sơn công nghiệp, chuột bạch nhiệt tình cho mốt thời trang đại chúng, giảo khẩu… Và ngu.

Chuyện gái này ngu thế nào nói cả ngày không hết, giờ tạm chỉ nói chuyện gái kỳ thị quê với tỉnh đã.

Đành rằng mỗi vùng đất có một thói quen, nếp sống riêng. Đành rằng, những người ở thành phố lớn (và cũng thường là những trung tâm văn hoá) có nhiều lợi thế hơn người ở những nơi khác về môi trường thông tin và vật chất. Nhưng cứ cho rằng hễ là người Hà Nội (kể cả là Hà Nội chưa mở rộng, và không phải là bọn “Hà Lội” không ngửi được) là giá trị, văn minh, giỏi giang hơn người sinh trưởng ở “quê” thì đúng là thậm ngu. Ngu thế nào, ở đây toàn các bạn thông minh giỏi giang, tớ xin phép không giải thích làm gì.

Rồi tớ làm việc ở một toà báo lớn (tớ không nói là đã hay đang nhé, các bạn không được đoán), nghe đồn có uy tín lắm, nghĩa là (đáng lẽ) phải toàn những người đi nhiều, gặp nhiều, biết lắm, đầu óc đương đại một tí, nhỉ. Thế mà có một bạn tranh luận chuyên môn với tớ đến câu thứ 2 thì tắc, giở chưởng: “Phương phải xem lại thái độ của mình đi nhé, thứ nhất bạn là con gái, thứ hai là cả tuổi đời tuổi nghề bạn đều kém tôi, thế mà cứ cãi là thế nào”. Tớ đang nhỏ nhẹ lịch sự, nghe thế nổi điên, huỵch toẹt luôn: “Tôi nói cho anh biết nhé, thứ nhất vị trí anh không có gì hơn tôi, tôi việc gì phải “cãi” anh. Thứ hai, trong chuyên môn chỉ có đúng hay sai, hiệu quả hay không hiệu quả, chẳng có chuyện trai gái già trẻ gì ở đây sất”.

Rồi tớ đi uống trà xu với hai zai đều là “người của công chúng” nhé. Nhân nhắc đến một gái (mà tớ không quen), một zai cười ý nhị, bảo: “Ối giời ơi, của ấy thì sợ vãi. Hơn 30 tuổi nhé, chưa chồng nhé, thích uống cà phê nghe nhạc Trịnh một mình nhé”. Zai còn lại cười khùng khục: “Cánh đồng khô hạn à”. Tớ mặt lạnh te: “Em hơn 30 tuổi, chưa chồng đây, thích uống cà phê nghe nhạc Trịnh một mình đây. Cánh đồng khô hạn đây”. Tớ hồi đấy chưa chồng thật, nhưng có uống được cà phê đâu. Nói thế cho cái bọn đắc thắng rằng bản thân là nước tưới có mùi ấy đóng cửa khẩu thôi.

Ối giời, kể sao cho hết cái bọn ngu, mắt sang vành, toàn soi giá trị con người ở những gạch đầu dòng hoàn toàn vớ vẩn.

Hôm qua, tớ đi trình diễn và làm một workshop chia sẻ kỹ năng trình diễn cho các bạn sinh viên khoa ngữ văn và sáng tạo trường đại học Lancaster. Giờ thảo luận tự do, có mấy bạn nói về việc làm thế nào để có được phát âm tiếng Anh ở “tầng lớp thượng lưu”. Hoá ra, chưa nói đến chuyện dùng từ nhé, chỉ riêng ngữ điệu tiếng Anh thôi, ở đây được chia ra các giai tầng thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. Nếu bạn nói được ngữ điệu thượng lưu, thì bạn sẽ nghiễm nhiên được đánh giá là có giáo dục cao, thông minh trác việt. Việc nói ngữ điệu tiếng Anh ở tầng lớp nào là rất quan trọng, vì nó liên quan đến việc bạn sẽ nhận được vị trí công việc, mức lương như thế nào. “Ví dụ khi phỏng vấn xin việc, tôi sẽ dễ dàng được nhận nhưng cô ấy thì không, không phải vì tôi thông minh hơn cô ấy, mà vì ngữ điệu tiếng Anh của tôi. Một nghệ sĩ trình diễn cũng sẽ được đánh giá cao nếu cô ấy phát âm được ngữ điệu thượng lưu” – Một cô có giọng tiếng Anh “thượng lưu” chỉ một cô “giọng trung lưu”, bảo.

Sau khi tớ trình diễn thị phạm và làm các bạn ấy ô a rồi, tớ mới bảo: “Tôi biết là ở đâu có xã hội thì ở đó có thành kiến, kì thị. Nhưng đó là công việc của đám đông thiển cận. Họ bám chặt vào các giá trị ảo để phán xét người khác, vì họ sợ phải tay bo bằng những giá trị thật. Giá trị trình diễn của bạn nằm ở sức rung động của vẻ đẹp nghệ thuật, ở thông điệp mà bạn nhắn gửi, chứ không nằm ở ngữ điệu tiếng Anh. Tôi làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ của tôi là tiếng Việt, tôi nói tiếng Anh chắc còn dưới cả mức hạ lưu, nhưng các bạn là những người thông minh, các bạn đã không đánh giá tôi qua ngữ điệu tiếng Anh và ở lại, xem tôi trình diễn, và giờ đây, cả tôi và các bạn đều là kẻ “được”.

Các bạn bảo: “Ở đây không ai kỳ thị ngữ điệu cả, nhưng phần đông mọi người ngoài xã hội thì có”. Tớ hết kiên nhẫn, phẩy tay: “Who cares?”.

Các bạn sinh viên nói có lý thật, chẹp chẹp.

Các bạn cứ bảo phương Tây tự do bình đẳng bác ái đi, làm qué gì có. Đúng là bọn ngu thì ở đâu cũng nhan nhản.

Ngay ở blog này, có mỗi mình tớ thôi, mà cũng có một con ngu. Đến giờ còn ngạc nhiên về chuyện đó.

15 bình luận »

  1. nghĩa là giống cái gì cơ?

    Bình luận bởi myselfvn — Tháng Mười 25, 2008 @ 4:24 sáng | Trả lời

  2. @Quêchoa:
    Cảm ơn anh đã ghé thăm. Còn về vấn đề tong tắng, từ độ được các anh chị cô chú ở báo Văn Nghệ tận tình chỉ bảo, em đã khắc phục được rồi ạ.

    Bình luận bởi myselfvn — Tháng Mười 26, 2008 @ 1:19 sáng | Trả lời

  3. @Cún Béo:
    – Comment của bạn đặt ra nhiều vấn đề quá, ở đây tớ chỉ tạm bàn đến vấn đề ngữ điệu thôi (nguyên văn các bạn sinh viên nói là accent).
    Bạn nói rất đúng là ở Anh, để nói được tiếng anh có accent thượng lưu là cả một quá trình. Một bạn nhà thơ Anh trình diễn cùng bọn tớ cũng nói accent thượng lưu, bạn bảo là ngay từ nhỏ phải được học ở trường rất tốt, sống ở những khu dân trí cao, rồi lại phải khổ luyện với giáo viên kèm cặp, túm lại là phải tiêu rất nhiều tiền.
    Như vậy, accent tiếng Anh (chứ không phải tiếng Việt) đúng là có thể hiện đẳng cấp giáo dục. Nhưng thiếu gì người accent rất tốt mà tư duy thì hạn hẹp, cũng như có những người tư duy rất tốt, hoặc cũng được thụ hưởng nền giáo dục có đẳng cấp cao nhưng ở Mỹ, Canada chẳng hạn, mà lại không được thừa nhận chỉ vì không có accent thượng lưu London, thì có hợp lý không?
    Tớ vẫn cho rằng, chỉ trừ một số nghề đặc trưng như phát thanh viên chẳng hạn, còn accent không nên là tiêu chí xét người cho việc.

    Bình luận bởi myselfvn — Tháng Mười 26, 2008 @ 1:40 sáng | Trả lời

  4. Giật mình. Em cũng thỉnh thoảng ngu giống thế. Đọc entry này chắc hết ngu 15ph, hihi

    Bình luận bởi LêTê — Tháng Mười 26, 2008 @ 1:42 sáng | Trả lời

  5. Tớ hỏi bạn P một câu nhé: cậu nói và viết tiếng Việt có tốt ko? Tất nhiên là rất tốt và tốt hơn nhiều so với một người VN ko được học hành bài bản. Bởi lẽ ngoài khả năng ngôn ngữ tự nhiên cậu còn được học hành bài bản.
    Căn nguyên của sự phân biệt mà bạn P nói theo tớ là ở chỗ đó. Lẽ dĩ nhiên tiếng Anh của cậu, theo như cậu nói, là tay ngang, thì ko thể điệu đà trôi chảy như nhiều người khác. Ở đây chỉ nói tới những người lớn lên trong xã hội ví dụ là dùng tiếng Anh. Như tớ đã thấy, những người thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội nói tiếng Anh cực kỳ tốt, về mặt dùng từ, câu cú, ngữ pháp, vì họ được hưởng nền giáo dục tốt nhất. Trong khi tiếng Anh của tầng lớp lao động, dân nhập cư, dân nghèo, thì lại khác hẳn, mặc dù đều là first language. Tớ nghĩ là các bạn sinh viên của cậu ko bàn tới sự trôi chảy (fluency) trong tiếng Anh, mà là bàn tới cách dùng từ ngữ và phát âm kiểu này đấy, cũng như có thứ tiếng Việt chỉn chu, có thứ tiếng Việt chợ búa xô bồ.
    Chưa kể phần accent cũng rất quan trọng. Cách đây mấy năm, trong một cuộc gặp với một quan chức khá to trong Bộ ngoại giao VN, ông này tiếng Anh tất nhiên vô cùng trôi chảy, vô cùng điệu đàng, vốn hiểu biết thì rất phong phú ko có gì phải bàn, nhưng khi nói thì lại nói thế này ‘ai iem vi-e ry vi-e ry hi-ep py’ (I am very very happy). Tớ nghe xong ngất tại chỗ. Cho tớ giấu tên vị quan chức này vì thực ra tớ rất quý trọng chú ấy.
    Bạn P bảo tớ ngu thế nào thì tuỳ 😛

    Bình luận bởi cun beo — Tháng Mười 26, 2008 @ 1:45 sáng | Trả lời

  6. thêm nữa, khi tớ đi các nơi, một mặt tớ biết ơn những người ko kỳ thị, ko định kiến, ko nhìn khuôn mặt da vàng của tớ với vẻ khinh thị, nhưng mặt khác tớ cũng hiểu sự kỳ thị ấy ở đâu mà ra, và ko phải ngày một ngày hai mà hết được, và ko phải người VN nào ra nước ngoài cũng góp phần làm giảm sự kỳ thị đó. Thực tế là rất nhiều người VN ra nước ngoài hành xử ko tốt ko lịch sự làm cho người nước ngoài kỳ thị xứ mình hơn.
    Tớ bị đứt internet mấy ngày, bây giờ viết có mấy dòng mà thấy đầu óc chả mạch lạc rì, nên chắc viết cũng chưa hết ý 🙂

    Bình luận bởi cun beo — Tháng Mười 26, 2008 @ 1:52 sáng | Trả lời

  7. Tớ tự nhận là ngu, vì tớ thấy tớ giống giống thế

    Bình luận bởi Vân, Lam & Scoo — Tháng Mười 26, 2008 @ 6:22 sáng | Trả lời

  8. Đi một ngày đàng học một sàng khôn, bạn thích nhé. Tớ đây cũng là một kẻ ngu, in ít thôi nhưng vẫn ngu, luôn tự ý thức mà sửa.

    Bình luận bởi Trương Thái Du — Tháng Mười 26, 2008 @ 6:32 sáng | Trả lời

  9. Hay!

    Bình luận bởi Lilia — Tháng Mười 26, 2008 @ 6:59 sáng | Trả lời

  10. Bọn Anh snobby lắm, cái việc ngữ điệu quý xờ tộc với bọn nó là quan trọng. Xã hội Anh dù sao cũng là một xã hội khá khép kín và hơi có tính trưởng giả.
    Nhưng tớ không biết là nó lại công khai việc học tập ngữ điệu quý xờ tộc như thế. Thế thì quả là xã hội quá trưởng giả.

    Bình luận bởi Linh — Tháng Mười 26, 2008 @ 8:18 sáng | Trả lời

  11. hi hi lâu ngày vào nhà Myselfvn, nghe chuyện hầm hố dzậy ta? Hết tong tắng rồi à?he he

    Bình luận bởi quê choa — Tháng Mười 26, 2008 @ 9:37 sáng | Trả lời

  12. ọp, phán câu cuối shock ghê
    hihi

    Bình luận bởi Ánh Sáng Tím — Tháng Mười 27, 2008 @ 1:36 sáng | Trả lời

  13. thôi xong. tiếng Anh của mình gơờ này…
    chỉ là cơn mộng thôi, kẹc kẹc kẹc

    Bình luận bởi neuyeuthiphainoi — Tháng Mười 27, 2008 @ 3:44 sáng | Trả lời

  14. Hum nay mới vào xem lại, tớ thấy tớ ngu vì cũng chót mấy lần chê bai quề nha. Khi nào rảnh myself sang blog tớ xem seri bán đất mua đất, các bạn tớ chả chửi gì tớ trên blog, mà lặng lẽ chửi trong YIM, thế mới đau.

    Lời ít ý nhiều, tớ sang entry Ấn cmt tiếp đây

    Bình luận bởi Vân, Lam & Scoo — Tháng Mười 27, 2008 @ 3:52 sáng | Trả lời

  15. Công nhận hồi ở Úc thì em nghe nói Anh lạnh lắm snob lắm, mà công nhận snob thật, nghe tiếng Anh-Úc là nó bĩu môi, qua đến Đức rồi thì trời ơi, may mới được làm trong office với người Anh, Mỹ nữa thì càng tốt, có bọn English-speaking một cái là office nó xởi lởi vui vẻ hẳn, office mà toàn Đức thì cả lũ ngồi chù ụ cả ngày ko nói câu nào hết sức là nghiêm trọng, office nhiều dân anglo-saxon thì gọi boss bằng first name thoải mái, theo truyền thống Đức thì còn lâu nhé, phải Ngài này Ngài kia, last name nha các bạn. NÓi chung đời không biết được chữ ngờ 🙂
    After a while I kinda love British accent, very very lovely, à không vie-ry vie-ry lớp-ly!

    Bình luận bởi hoaianh — Tháng Mười 29, 2008 @ 11:55 sáng | Trả lời


RSS feed for comments on this post. TrackBack URI

Gửi phản hồi cho Linh Hủy trả lời

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.