Atlántida

Tháng Mười Hai 4, 2008

ODA và con khỉ

Filed under: Uncategorized — dathaophuong @ 3:45 sáng
Tags: ,

Chắc hầu hết các bạn đều đã từng xem khỉ làm xiếc, không phải “live show” thì cũng là trên tivi. Đoàn/ gánh xiếc nào có tiết mục xiếc thú đều có xiếc khỉ.

Về hình thức, trong mọi loại thú thì khỉ trông gần giống con người (khán giả) hơn cả, nhưng lại chưa hẳn là người, nên làm người xem thích thú. Nhưng lý do chính yếu để khỉ được các đoàn xiếc ưa chuộng là khỉ làm được nhiều trò gần giống như con người.

So với con người, khỉ nhiều khi rất láu cá, nó cũng có những kỹ năng vượt trội con người bình thường (nhảy, leo trèo, đu, giật, vân vân). Nhưng khỉ lắm lúc lại rất ngây ngô, và có những điều một đứa trẻ con làm dễ như chơi, thì một con khỉ xiếc đã trưởng thành, được huấn luyện lâu rồi mà cứ lập bà lập bập mãi cũng không làm được, thậm chí cứ ngơ ngác một lúc không biết là mình phải làm gì nữa. Những khi ấy mới thấy người huấn luyện viên là cần thiết. Hoặc nhắc lại cho khỉ bằng cách ra hiệu, hoặc giúp đỡ khỉ một chút. Cũng có khi khỉ đang diễn lại giở trò khỉ, ví dụ có bạn đang đạp xe như điên theo cả nhóm tự dưng xách xe lủi luôn vào trong hậu trường, hay dừng lại, thậm chí để xe đổ kềnh, đứng liên láo nhìn khán giả. Những khi ấy, người huấn luyện viên lại phải giậm chân huơ tay, nhiều khi là quất cho khỉ một phát, làm cu cậu sực tỉnh ra “luật ở nơi -không- phải- rừng”, thế là đâu lại vào đấy.

Hai vật rất cần thiết cho huấn luyện viên xiếc thú nói chung và khỉ nói riêng là roi và thức ăn. Mỗi khi khỉ làm được trò thì huấn luyện viên phải cho khỉ một chút thức ăn. Thức ăn này không cốt là để khỉ no mà cũng như roi, là để tạo nên một phản ứng có điều kiện cho khỉ: làm đúng = thức ăn, làm sai = roi vọt. Một huấn luyện viên khỉ từng nói với tớ, để huấn luyện khỉ, khi khỉ sai, cũng cần nhiều mức trừng phạt. Nhẹ thì nhắc nhở, không hiểu thì quát, hoặc huýt còi, vẫn làm càn thì ăn một roi, còn khi mắc lỗi nặng thì sẽ bị cắt chuối. Ngày ngày tập luyện, nghe quát với ăn roi cũng nhiều rồi, nên những khi bị roi và quát, khỉ ta cũng chỉ sợ một tí lúc ấy, chứ không coi đó là điều gì phải bận lòng. Nhưng khi bị cắt chuối, trong khi các con khác trong đoàn vẫn được, bộ não vốn hoạt động theo lối mòn phản xạ có điều kiện của con khỉ sẽ bị đánh thức khỏi chuỗi thói quen, giật mình tự bảo: “ơ, hoá ra việc này là nghiêm trọng thật à?”.

Việc Nhật cắt ODA viện trợ cho VN, nhiều bạn không hài lòng. Nhưng tớ thì nhiệt liệt hoan nghênh. Nó cũng giống như việc cắt khẩu phần chuối của con khỉ quá củ chuối vậy.

Người ta có câu “đồng tiền liền khúc ruột”, “của đau con xót”, bạn bỏ tiền ra mua một mớ rau, ở chợ thấy rau tươi, cọng dài mơn mởn, về nhà nhặt mới biết bên trong toàn rau lởm lận vào, bạn có điên không? Người nóng tính có khi còn mang mớ rau ra chợ, mắng cho bà hàng rau một trận, còn hèn như tớ thì không dám nói gì nhưng bận sau cũng cạch cái bà gian lận ấy ra.

Có ông em họ, thu nhập kém bạn, lên khóc lóc bảo vợ em vừa đẻ con em lại ốm, lương nhà máy tháng này chậm, bác cho em vay triệu em mua sữa cho cháu. Bạn nghĩ nó kém may mắn hơn mình, lá lành đùm lá rách, bèn thẽ thọt nịnh vợ trích 1 triệu tiền tiết kiệm đưa cho. Nhưng rồi sữa cho cháu chẳng thấy đâu, lại thấy ông nỡm hoặc toạ thiền trên chiếu bạc, hoặc ngồi nhâm nhi Henessy, hoặc đem bánh bao cho em chân dài hơn chân vợ bạn cả 2 m, bạn có điên không?

Đằng này nguồn vốn vay nước ngoài mỗi năm lớn như thế, lại chỉ thòi ra được mấy cái hiệu quả vừa bé vừa nham nhở như đuôi chuột bị mèo gặm dở, còn “hiệu quả nổi bật” thì chưa hót xong PU18 đã thấy chình ình một bãi PCI. Nền kinh tế thế hệ chúng mình cứ vay nợ mua bim bim với KFC, ăn cho béo bệu ra rồi rước bệnh tật vào, 40-50 năm nữa con cháu mình vừa lo nuôi bố mẹ già yếu, vừa lo trả nợ tiền bim bim với KFC thời hoa đỏ của phụ huynh. Còn các anh chấm mút ODA thì béo mọng ra, con cháu các anh sau này sang bển học Oxford với Harvard cả, chắc cũng không có hơi sức đâu mà nghĩ đến khoản nợ đổ lên đầu bọn chân đất mắt toét ở quê nhà.

Việc sử dụng vốn ODA, ai cũng biết có tham nhũng, ai cũng biết có chuyện vô trách nhiệm, năng lực quản lý kém ở đây. Không những Đảng biết, nhà nước biết, mà thậm chí dân cũng biết, phía viện trợ cũng biết. Biết, ờ thì biết, xong thì sao? Chả sao cả. Phàn nàn một tí, quát một tí, huýt còi một tí, thì lại rút kinh nghiệm, hô phấn đấu, quyết tâm, rồi tham nhũng vẫn hoàn tham nhũng, vô trách nhiệm vẫn hoàn vô trách nhiệm, quản lý kém vẫn hoàn quản lý kém. Chuyện ấy nhàm tai cả mấy chục năm nay rồi. Trận này các bạn Nhật Bổn điên ruột cắt luôn phần thức ăn ưa thích, không biết có đủ để làm giật mình bộ não chây ì đờ đẫn của ai không?

Trở lại chuyện con khỉ xiếc. Mặc dù trông chúng có khá nhiều điểm
giống người và làm được nhiều hành động giống người, chúng cũng “đi làm”, có “nghề nghiệp” nuôi thân hẳn hoi, nhưng bạn có biết các “lao động” này khác người bình thường ở điểm gì không? Chúng không có ý thức gì về tình yêu và lòng tự trọng với công việc, khi chúng làm một cái gì đó, thì chỉ để có thức ăn, hoặc vì sợ roi vọt.

Nhưng, chúng không tham nhũng.

Tháng Mười Một 27, 2008

bánh giò đoan trang

Filed under: Uncategorized — dathaophuong @ 9:19 sáng
Tags: ,

Nói đoan trang, là để đối lại với các bạn ăn mặc theo kiểu áo thì cổ sâu đến rốn gấu ngắn đến cổ, quần thì cạp trễ đến đầu gối, váy dài 20 phân.

Bánh giò nhà mình ăn mặc theo phong cách của các cụ ngày xưa, mớ ba mớ bảy, không khoe da khoe thịt tơ hơ như zai thanh gái lịch bây giờ.

Nhưng mà kín đáo gì thì cũng phải có mức độ thôi chứ, đằng này cái bánh mỏng như cái lưỡi con mẹ hàng cá, mà khăn khăn áo áo tầng tầng lớp lớp, giải y cho em xong thì cũng nguội hết cả cảm hứng ăn em. Da thì cũng có đấy, chứ thịt thì có mấy đâu mà khoe. Cái nhân phần lớn là mộc nhĩ nhồi vào, còn thịt thì chỉ có một ít vụn vụn, nhẽo nhẽo.

Nói chung tính tớ hơi hèn, thấy cái gì tức mắt việc đầu tiên bao giờ cũng là tìm lý do bào chữa cho thủ phạm đã, sợ nói oan cho người ta, người ta đánh cho. Nên là vụ em bánh giò mặc nhiều lá quá, đầu tiên tớ đã nghĩ hay phải làm thế bánh mới ngon. Nhưng có phải là loại bánh tự ủ cho lên men như nem chua đâu. Về cách thức thì nói chung bánh giò cùng họ với bánh chưng, tớ gói bánh chưng đến thành tật ở vai rồi, tớ biết, cái bánh chưng to tổ chảng như cái bánh tớ tự làm cho mình, cõng một miếng thịt to bằng cả cái mông con lợn sề như thế, cũng chỉ cần có hai tờ lá dong thôi.

Nói huỵch ra, chẳng qua bánh giò lắm lá là vì bà làm bánh giò điêu. Người ngợm em nó màn hình phẳng thì bà độn lên cho em nó trông bằng chúng bằng bạn, vừa tay người quân tử.

Hôm qua tớ đi học tiếng Anh (bài 5 rồi đấy). Thầy giáo tiếng Anh của tớ nguyên là vụ phó của bộ Thương Mại. Bác kể ngày xưa sang Úc, các bạn Úc bảo bên các bạn ấy có luật bao bì hắc lắm. Ví dụ cái chai đựng 1 lít nước hoa quả, thì phần thể tích không có nước không được lớn hơn 10% thể tích toàn bộ cái chai, cái đáy chai cũng không được lồi tớn lên. Lý do là, tôi muốn mua là muốn mua 1 lít nước hoa quả, thì tại sao tôi lại phải xách cả cái chai to tướng với cái phần chẳng liên quan gì đến 1 lít nước hoa quảcủa tôi. Và nhất là, anh làm cái chai to hơn mức cần thiết, là anh gian lận. Anh đánh vào lòng tham của người tiêu dùng, vốn có tâm lý thích giá ít hàng nhiều, mà cái này là bản năng của con người ta rồi.

Bác nói ông gì nổi tiếng mà tớ quên tên mất rồi, làm một nghiên cứu về văn hoá kinh doanh của nhà mình, đã kết luận: “Truyền thống làm ăn buôn bán của người VN là gian lận”. Và bác bảo, bác cũng buộc phải gian lận một số lần. Ví dụ mơ không bán hết ngoài chợ, thối nhũn ra, thì đem về làm rượu mơ xuất khẩu. Đến khi in nhãn thì bảo: “Rượu này được làm từ loại mơ trên núi cao, phải dùng khỉ để hái”. Bác đem rượu mơ thối đi bán cho Tây, lại cài cắm thêm mấy cái sự tích dân gian dân lận về mơ mận các kiểu vào đấy, làm bọn Tây mê tít đi.

Trở lại chuyện cái bánh giò đoan trang, lại nhớ các cụ có câu: “Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn, chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ”. Không sơn son để thờ được thì rõ rồi. Nhưng không mòn, là không mòn thế nào! Đang đói, thấy cái bánh giò nõn nà mũm mĩm mềm mại nóng hổi thơm tho, áo xống mỏng manh, ai mà cầm lòng được, tiền trong túi chưa chắc đã đủ nhưng cũng muốn lao vào bóc bánh tợp nhanh một miếng đã. Nhưng mà có mớ ba mớ bảy thì cuối cùng kết quả cũng thế thôi. Nên tớ đề nghị đổi câu này lại là: “Lẳng lơ thì cũng chẳng còn/ chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ”.

Tháng Tám 21, 2008

làm gì với cái màu hồng, mỏng dính, trong và nhỏ xíu

Filed under: Uncategorized — dathaophuong @ 12:47 chiều
Tags: , ,

Cách đây mấy hôm, vừa dắt xe ra khỏi nhà thì gặp một em gái rõ trẻ và xinh, ăn mặc đẹp, nhân viên của cái ngân hàng Techcombank 74 Ngô Quyền, to vật vã cạnh nhà. Em có đôi mắt tương đối to, tương đối trong veo, hàng mi chuốt mascara nao lòng. Da trắng bóc đúng tiêu chuẩn của nhiều zai Việt, lại còn thơm thơm mùi hoá mĩ phẩm rì đó. Tóc mượt mà qua công nghệ là ép tóc, tỉa đúng kiểu thịnh hành (giờ cứ đi ngoài đường thấy 10 gái trẻ thì đến 8,5 gái tỉa tóc kiểu này). Túm lại là, gái này trông hơi bị ngon, khá đặc trưng cho tầng lớp gái học hành ngon công việc ngon người ngợm ngon, túm lại là một hình mẫu vợ tương lai kiểu mẫu, công dân kiểu mẫu.

Sở dĩ mình có điều kiện ngắm gái tương đối kỹ như thế, vì duyên chưa, vừa dắt xe ra khỏi nhà ra tới gốc cây, chuẩn bị nổ máy, thì bóng hồng này mới lả lướt và nhí nhảnh lượn ngay trước mũi xe mình và dừng lại bên cái gốc cây. Bàn tay thon thả trắng trẻo của gái cầm 2 túi nilon rác đúng kiểu rác cuối ngày của một văn phòng nhiều gái trẻ, rồi, rất yểu điệu, gái nhón tay thả tủm 2 túi rác vào gốc cây nhà tớ. Tớ nhẹ nhàng hỏi: “Này em, em đang làm gì vậy?”. Gái ngước mắt nhìn mình, nở nụ cười ngoan hiền, hồn nhiên đến lịm hồn: “Dạ, em vứt cái này ở đây”. “Cái này là cái gì vậy em?”. Đến đây, gái có vẻ hơi mất kiên nhẫn, làn da châu Á tiêu chuẩn của mặt gái khẽ nhăn một tí, mình hơi sợ, tưởng gái sẽ bảo: “Mắt mù à, còn hỏi!”, hay “Hỏi rì ngu thế?”. Nhưng không, ơn trời, gái chỉ kiên nhẫn, bao dung giải thích: “Dạ, là rác của văn phòng em”. (Thì đã bảo gái trông học thức đầy mình mà).“Ô, thế rác của văn phòng em sao em lại vứt trước cửa nhà chị?”. “Chốc xe rác qua họ dọn mà chị”. “Ừ, chị biết vậy. Nhưng xin lỗi em, nhà chị không có thói quen mang rác vứt ra đường. Vậy nếu đó là thói quen của công ty em thì phiền em thực hiện trước cửa văn phòng công ty em thôi. Mấy tháng nay, từ khi văn phòng em chuyển đến đây, ngày nào chị cũng phải nhắc bảo vệ công ty em việc này, chị mệt lắm. Hy vọng đây là lần cuối cùng chị phải nói chuyện này, em nhé”. Cô bé có vẻ hơi ngượng, mặt hơi đanh lại, lí nhí bảo: “Vâng”, rồi lại lả lướt và nhí nhảnh chạy về công ty. Mình gọi: “Này em, cho chị hỏi chút. Từ nãy đến giờ chị nói em có hiểu chút gì không?”. “Vâng, em sẽ rút kinh nghiệm”. “Thế phiền em rút kinh nghiệm luôn bây giờ có được không?”. Thấy cô bé cầm túi rác lên, mình nói “cảm ơn em” rồi cũng phóng xe đi luôn, để em đỡ ngượng.

Kể ra em này gặp phải tớ như thế coi như bị bước chân trái ra đường rồi, vì việc em làm cũng không phải là đặc biệt, ít nhất là ở cái đất toàn những người “chẳng thơm cũng thể hoa nhài”, đang rầm rập kỷ niệm 1000 năm văn hiến này. Nhà tớ ở phố Ngô Quyền, đối diện một mặt là trụ sở bộ Văn hoá, một mặt là nhà thờ Hàm Long, một mặt là trường phổ thông. Phố Pháp, còn sót lại khá nhiều nhà cổ đẹp, vỉa hè rộng, cây lâu niên, để xe máy ngoài cửa không bị vặt trộm đồ, ở 2 năm chưa thấy một đám cãi nhau. Thế tạm gọi là khu dân trí cao, nhỉ. Vậy mà cứ đến cuối giờ chiều là vỉa hè cả phố rợp trời túi nilon rác. Người ta tập trung rác ra đó để nhân viên xe rác qua gom, túi nilon rác có chỗ nào thì rác rơi vãi, chảy nước ra xung quanh ở đấy. Đi làm về nhìn thấy ngần ấy cái búi rác thượng lên mặt con phố đẹp thế, ức chế.

Những ngày mới về nhà chồng, mỗi lần thấy đống rác trước cửa nhà rồi vỉa hè ê chề rác do những người quanh đó ngồi tám chuyện dưới tán vòm hoa giấy nhà tớ xả ra, tớ lại không chịu được. Lại dựng xe, quét sạch hè, rồi gom cả rác ngoài đường vào cái thùng rác trong sân, áng chừng giờ xe rác qua thì người nhà đem đổ. Miết rồi, những người buôn bán nhỏ trên vỉa hè xung quanh đó cũng biết ý, không vứt rác ở cửa nhà tớ nữa. Chỉ mỗi cái Ngân hàng Techcombank toàn cổ cồn trắng sang trọng kia là vẫn kiên trì. Hay đó là văn hoá công ty của họ nhỉ?

Kỳ thật đấy, theo như tớ hiểu thì việc vứt rác ra đường là chuyện tối kỵ ở mức tối tối tối tối thiểu của cái gọi là nếp sống văn minh. Nhưng nếu các bạn để ý thì sẽ thấy đông đảo thủ phạm xả rác vô tư ở Hà Nội bây giờ toàn là những người bề ngoài có vẻ học thức tao nhã lắm ý. Nhìn họ, ai dám nghĩ họ thuộc thành phần “chậm tiến”, “có vấn đề” của xã hội., nhất là liên quan đến một vấn đề nhức nhối và hôi thối của xã hội ta là rác! Ai dám nghĩ họ ít được giáo dục, trình độ ý thức suy nhược đến mức cái quy tắc văn minh tối thiểu kia cũng không biết!

Tớ không đếm nổi có bao nhiêu lần đã tận mắt nhìn thấy các em gái xinh tươi ăn mặc sành điệu ngồi sau bạn trai đi xe máy đắt tiền giữa đường phố lớn của Hà Nội, thế mà nho
t một cái đã thấy nàng ăn cái gì rồi tung cái túi nilon gói đồ ăn hoặc vỏ hộp sữa ra đường như gửi tình yêu vào gió, có nàng còn hồn nhiên cất tiếng cười lảnh lót, thế có duyên không cơ chứ lị!

Cách đây ít lâu tớ có hẹn với một em không rõ là Việt Kiều hay du nghiên cứu sinh bên Mỹ, đang làm một luận án tiến sĩ liên quan đến VN. Tớ không quen em này, nhưng có một người quen nhờ tớ đọc qua một phần luận án của em, nên tớ cũng nể, nhận lời gặp. Bên ngoài quán café, tớ nhìn thấy em có một quyển sách để ở rọ xe máy, bèn hỏi: “Bạn vừa mua sách à, quyển gì thế?”. Em bèn nhiệt tình lấy quyển sách đưa tớ xem, và vứt ngay cái túi nilon hồng bọc cuốn sách xuống vỉa hè. Tớ cố gắng tự bảo mình: “Mỗi một cái nilon nhỏ thôi mà, sạch sẽ, mỏng tang, lại còn là màu hồng, màu của lãng mạn và ước mơ… Thôi, nói chuyện với trí thức lớn thì cố bỏ qua cái túi nilon nhỏ đi”. Nhưng mà cái đầu bã đậu của tớ không hiểu hỏng chỗ nào, nó cứ bướng bỉnh không chịu bỏ qua cái túi nilon hồng hồng mỏng tang đó cho. Đợi em bước vào quán, tớ tụt lại sau, lén lút nhặt cái nilon, bỏ ngay vào thùng rác cách đấy mấy bước chân. Việc nhẹ thế thôi, làm xong cũng thấy nhẹ người. Vào quán nói chuyện, em đó bảo, em chưa làm xong luận án bên Mỹ đã có mấy nơi muốn mời em ở lại làm việc, nhưng chọn đề tài nghiên cứu về VN, em đã quyết bảo vệ luận án xong sẽ về nước “Em mong làm được một chút gì đó cho VN. Chỉ có điều càng học, càng thấy nhà mình còn nhiều vấn đề quá, chưa biết bắt đầu gỡ từ đâu”.

Trí thức trẻ ơi, em muốn làm một điều gì đó cho VN ư? Chưa biết bắt đầu từ đâu ư?

Hãy bắt đầu từ việc bỏ cái túi nilon màu hồng, mỏng dính, trong và nhỏ xíu sau khi dùng vào thùng rác, để cái chỗ em vừa đứng, HN của mình, VN của mình không bị thêm một biểu hiện thiếu văn minh, thiếu vệ sinh, em nhé!

Trong khi chờ đợi, đành ngậm ngùi mà có thơ rằng:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,

Dẫu không xả rác cũng người thủ đô”

cái ảnh trên tớ chôm trên mạng ạ.

làm gì với cái màu hồng, mỏng dính, trong và nhỏ xíu

Filed under: Uncategorized — dathaophuong @ 12:47 chiều
Tags: , ,

Cách đây mấy hôm, vừa dắt xe ra khỏi nhà thì gặp một em gái rõ trẻ và xinh, ăn mặc đẹp, nhân viên của cái ngân hàng Techcombank 74 Ngô Quyền, to vật vã cạnh nhà. Em có đôi mắt tương đối to, tương đối trong veo, hàng mi chuốt mascara nao lòng. Da trắng bóc đúng tiêu chuẩn của nhiều zai Việt, lại còn thơm thơm mùi hoá mĩ phẩm rì đó. Tóc mượt mà qua công nghệ là ép tóc, tỉa đúng kiểu thịnh hành (giờ cứ đi ngoài đường thấy 10 gái trẻ thì đến 8,5 gái tỉa tóc kiểu này). Túm lại là, gái này trông hơi bị ngon, khá đặc trưng cho tầng lớp gái học hành ngon công việc ngon người ngợm ngon, túm lại là một hình mẫu vợ tương lai kiểu mẫu, công dân kiểu mẫu.

Sở dĩ mình có điều kiện ngắm gái tương đối kỹ như thế, vì duyên chưa, vừa dắt xe ra khỏi nhà ra tới gốc cây, chuẩn bị nổ máy, thì bóng hồng này mới lả lướt và nhí nhảnh lượn ngay trước mũi xe mình và dừng lại bên cái gốc cây. Bàn tay thon thả trắng trẻo của gái cầm 2 túi nilon rác đúng kiểu rác cuối ngày của một văn phòng nhiều gái trẻ, rồi, rất yểu điệu, gái nhón tay thả tủm 2 túi rác vào gốc cây nhà tớ. Tớ nhẹ nhàng hỏi: “Này em, em đang làm gì vậy?”. Gái ngước mắt nhìn mình, nở nụ cười ngoan hiền, hồn nhiên đến lịm hồn: “Dạ, em vứt cái này ở đây”. “Cái này là cái gì vậy em?”. Đến đây, gái có vẻ hơi mất kiên nhẫn, làn da châu Á tiêu chuẩn của mặt gái khẽ nhăn một tí, mình hơi sợ, tưởng gái sẽ bảo: “Mắt mù à, còn hỏi!”, hay “Hỏi rì ngu thế?”. Nhưng không, ơn trời, gái chỉ kiên nhẫn, bao dung giải thích: “Dạ, là rác của văn phòng em”. (Thì đã bảo gái trông học thức đầy mình mà).“Ô, thế rác của văn phòng em sao em lại vứt trước cửa nhà chị?”. “Chốc xe rác qua họ dọn mà chị”. “Ừ, chị biết vậy. Nhưng xin lỗi em, nhà chị không có thói quen mang rác vứt ra đường. Vậy nếu đó là thói quen của công ty em thì phiền em thực hiện trước cửa văn phòng công ty em thôi. Mấy tháng nay, từ khi văn phòng em chuyển đến đây, ngày nào chị cũng phải nhắc bảo vệ công ty em việc này, chị mệt lắm. Hy vọng đây là lần cuối cùng chị phải nói chuyện này, em nhé”. Cô bé có vẻ hơi ngượng, mặt hơi đanh lại, lí nhí bảo: “Vâng”, rồi lại lả lướt và nhí nhảnh chạy về công ty. Mình gọi: “Này em, cho chị hỏi chút. Từ nãy đến giờ chị nói em có hiểu chút gì không?”. “Vâng, em sẽ rút kinh nghiệm”. “Thế phiền em rút kinh nghiệm luôn bây giờ có được không?”. Thấy cô bé cầm túi rác lên, mình nói “cảm ơn em” rồi cũng phóng xe đi luôn, để em đỡ ngượng.

Kể ra em này gặp phải tớ như thế coi như bị bước chân trái ra đường rồi, vì việc em làm cũng không phải là đặc biệt, ít nhất là ở cái đất toàn những người “chẳng thơm cũng thể hoa nhài”, đang rầm rập kỷ niệm 1000 năm văn hiến này. Nhà tớ ở phố Ngô Quyền, đối diện một mặt là trụ sở bộ Văn hoá, một mặt là nhà thờ Hàm Long, một mặt là trường phổ thông. Phố Pháp, còn sót lại khá nhiều nhà cổ đẹp, vỉa hè rộng, cây lâu niên, để xe máy ngoài cửa không bị vặt trộm đồ, ở 2 năm chưa thấy một đám cãi nhau. Thế tạm gọi là khu dân trí cao, nhỉ. Vậy mà cứ đến cuối giờ chiều là vỉa hè cả phố rợp trời túi nilon rác. Người ta tập trung rác ra đó để nhân viên xe rác qua gom, túi nilon rác có chỗ nào thì rác rơi vãi, chảy nước ra xung quanh ở đấy. Đi làm về nhìn thấy ngần ấy cái búi rác thượng lên mặt con phố đẹp thế, ức chế.

Những ngày mới về nhà chồng, mỗi lần thấy đống rác trước cửa nhà rồi vỉa hè ê chề rác do những người quanh đó ngồi tám chuyện dưới tán vòm hoa giấy nhà tớ xả ra, tớ lại không chịu được. Lại dựng xe, quét sạch hè, rồi gom cả rác ngoài đường vào cái thùng rác trong sân, áng chừng giờ xe rác qua thì người nhà đem đổ. Miết rồi, những người buôn bán nhỏ trên vỉa hè xung quanh đó cũng biết ý, không vứt rác ở cửa nhà tớ nữa. Chỉ mỗi cái Ngân hàng Techcombank toàn cổ cồn trắng sang trọng kia là vẫn kiên trì. Hay đó là văn hoá công ty của họ nhỉ?

Kỳ thật đấy, theo như tớ hiểu thì việc vứt rác ra đường là chuyện tối kỵ ở mức tối tối tối tối thiểu của cái gọi là nếp sống văn minh. Nhưng nếu các bạn để ý thì sẽ thấy đông đảo thủ phạm xả rác vô tư ở Hà Nội bây giờ toàn là những người bề ngoài có vẻ học thức tao nhã lắm ý. Nhìn họ, ai dám nghĩ họ thuộc thành phần “chậm tiến”, “có vấn đề” của xã hội., nhất là liên quan đến một vấn đề nhức nhối và hôi thối của xã hội ta là rác! Ai dám nghĩ họ ít được giáo dục, trình độ ý thức suy nhược đến mức cái quy tắc văn minh tối thiểu kia cũng không biết!

Tớ không đếm nổi có bao nhiêu lần đã tận mắt nhìn thấy các em gái xinh tươi ăn mặc sành điệu ngồi sau bạn trai đi xe máy đắt tiền giữa đường phố lớn của Hà Nội, thế mà nho
t một cái đã thấy nàng ăn cái gì rồi tung cái túi nilon gói đồ ăn hoặc vỏ hộp sữa ra đường như gửi tình yêu vào gió, có nàng còn hồn nhiên cất tiếng cười lảnh lót, thế có duyên không cơ chứ lị!

Cách đây ít lâu tớ có hẹn với một em không rõ là Việt Kiều hay du nghiên cứu sinh bên Mỹ, đang làm một luận án tiến sĩ liên quan đến VN. Tớ không quen em này, nhưng có một người quen nhờ tớ đọc qua một phần luận án của em, nên tớ cũng nể, nhận lời gặp. Bên ngoài quán café, tớ nhìn thấy em có một quyển sách để ở rọ xe máy, bèn hỏi: “Bạn vừa mua sách à, quyển gì thế?”. Em bèn nhiệt tình lấy quyển sách đưa tớ xem, và vứt ngay cái túi nilon hồng bọc cuốn sách xuống vỉa hè. Tớ cố gắng tự bảo mình: “Mỗi một cái nilon nhỏ thôi mà, sạch sẽ, mỏng tang, lại còn là màu hồng, màu của lãng mạn và ước mơ… Thôi, nói chuyện với trí thức lớn thì cố bỏ qua cái túi nilon nhỏ đi”. Nhưng mà cái đầu bã đậu của tớ không hiểu hỏng chỗ nào, nó cứ bướng bỉnh không chịu bỏ qua cái túi nilon hồng hồng mỏng tang đó cho. Đợi em bước vào quán, tớ tụt lại sau, lén lút nhặt cái nilon, bỏ ngay vào thùng rác cách đấy mấy bước chân. Việc nhẹ thế thôi, làm xong cũng thấy nhẹ người. Vào quán nói chuyện, em đó bảo, em chưa làm xong luận án bên Mỹ đã có mấy nơi muốn mời em ở lại làm việc, nhưng chọn đề tài nghiên cứu về VN, em đã quyết bảo vệ luận án xong sẽ về nước “Em mong làm được một chút gì đó cho VN. Chỉ có điều càng học, càng thấy nhà mình còn nhiều vấn đề quá, chưa biết bắt đầu gỡ từ đâu”.

Trí thức trẻ ơi, em muốn làm một điều gì đó cho VN ư? Chưa biết bắt đầu từ đâu ư?

Hãy bắt đầu từ việc bỏ cái túi nilon màu hồng, mỏng dính, trong và nhỏ xíu sau khi dùng vào thùng rác, để cái chỗ em vừa đứng, HN của mình, VN của mình không bị thêm một biểu hiện thiếu văn minh, thiếu vệ sinh, em nhé!

Trong khi chờ đợi, đành ngậm ngùi mà có thơ rằng:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,

Dẫu không xả rác cũng người thủ đô”

cái ảnh trên tớ chôm trên mạng ạ.

Tháng Tám 13, 2008

đói

Filed under: Uncategorized — dathaophuong @ 11:18 sáng
Tags: ,

Trưa nay xem bản tin nông nghiệp của VTV1 mà nước mắt tự dưng cứ chảy.

Lúa, hoa màu mất trắng. Ruộng đất sớm nhất là 3 tháng nữa mới khắc phục để trồng trọt lại được. Chuồng trại lợn mẹ lợn con nằm chết tím tái. Cơ sở sản xuất chè thì mấy tỉ tiền chè thiu trong nước, toàn bộ máy móc tiêu.

Mà tớ không nhắc các bạn cũng biết rồi, sau lũ lớn thế này sẽ là dịch bệnh, giá tăng, phá sản, thất nghiệp, trộm cướp.

Một bà già trả lời phỏng vấn, mình chỉ nghe thấy “chúng tôi mất trắng… đói lắm”.

Cái đói, không còn là một cách nói hình ảnh nữa rồi.

Cũng trong bản tin này còn có cảnh tiền trợ cấp cho ngư dân miền Trung, trên đã quyết từ mấy tháng trước, giờ các zai biển mới được run run ký nhận

Nông dân các tỉnh miền bắc khác thì ngắc ngoải với nạn phân bón giả, trong khi 2 cty lừa đảo bán phân bón kém chất lượng từ đầu năm đến nay chỉ bị phạt 8 triệu với 12 triệu đồng.

Khốn nạn.

Thấy nụ cười chào của cô phát thanh viên sao mà vô duyên.

Các bạn đừng mua sắm, ăn uống vô tư quá nữa nhé, cái gì không cần tiêu thì đừng tiêu. Nhiều 5000-10000 sẽ thành tiền trăm, rồi tiền triệu. Với mình có thể chỉ là một cái tặc lưỡi, nhưng nếu đến được với những người nông dân kia thì biết đâu có thể giúp một gia đình bớt đói mấy ngày, một em bé sơ sinh đủ ăn cả tháng.

Tháng Tám 11, 2008

Độc quyền cứu trợ?

Filed under: Uncategorized — dathaophuong @ 10:10 sáng
Tags: ,

Ớ! Tại sao báo chí lại không được cứu trợ trực tiếp nhở?

Cơ quan báo chí không được cứu trợ trực tiếp

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 72/2008/TT-BTC quy định: Các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương qui định tại khoản 1, điều 5, Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 của Chính phủ; được tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ các địa phương, các nạn nhân, gia đình của nạn nhân bị thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng; không tổ chức phân phối tiền, hàng cho các địa phương, cá nhân (trừ những khoản tiền hỗ trợ trực tiếp cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo theo địa chỉ); thực hiện giao nộp các khoản đóng góp cho ban cứu trợ cùng cấp”. http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/08/798252/

Nước mình nghèo, nhiều người còn cảnh khổ, và ngày càng nhiều người nghèo khổ, khoảng cách giàu nghèo thực tế ngày càng lớn. Càng nhiều người, nhiều lực lượng xã hội tham gia vào việc chia sẻ những thiệt thòi của người dân thì càng tốt chứ nhỉ?

Ngoài những tổ chức, doanh nghiệp tranh thủ PR bản bằng việc đóng góp tiền hàng cứu trợ thông qua báo chí, còn phần lớn người dân tìm đến cơ quan báo chí là vì họ tin những đồng tiền của họ sẽ đến được tay những người gặp nạn nhanh hơn, và nhất là không “rơi rớt”. (Kể cả những người muốn PR bằng cách đóng góp cứu trợ, thì cách đó cũng có lợi cho dân hơn là tổ chức thi hoa hậu hay mời đội tuyển bóng tây về đá giữa lúc lạm phát đang nóng, nhà nước hô hào nhân dân tiết kiệm từng đồng).

Cơ quan nhà nước, ở đây là MTTQ VN, nếu muốn lập thành tích tốt hơn trong nhiệm vụ chính của mình là cứu trợ đồng bào, thì việc trước nhất họ cần làm là phải lấy lại được lòng tin của nhân dân, của xã hội bằng chính chất lượng công việc của họ, chứ không phải chặn đứng bàn tay cứu trợ của các lực lượng xã hội khác.

Nhớ những mùa bão, lũ trước, có những nơi tiền, hàng cứu trợ của nhà nước chưa kịp đến, thì các báo đã có mặt. Dù là chỉ mấy gói mì tôm, cũng ấm lòng những người dân nghèo đói rét. Sau đó thì mới thấy bung ra nơi này nơi kia ăn cướp ăn chặn tiền của dân từ hệ thống cứu trợ nhà nước.

Nhiều bạn hẳn biết bloger Tờ Rang, một nhà báo trẻ nhân ái và có tâm huyết với những phận đời thấp cổ bé họng, không chỉ bằng các bài viết của mình mà bằng cả những chia sẻ thiết thực bằng vật chất tới các nạn nhân. Bạn Tờ Rang đã từng quyên góp được kha khá tiền cho nhiều số phận bất hạnh như các em nhỏ mồ côi từng bị bắt cóc sang Trung Quốc ở Hà Giang, hay gia đình nạn nhân của một vụ án hiếp dâm trẻ vị thành niên… Tớ chưa từng gặp bạn này, nhưng khi muốn chia sẻ với những người kém may mắn hơn mình, chắc chắn là tớ sẽ muốn tìm đến những địa chỉ như vậy, chứ có thừa tiền đâu mà đem cúng vào cái hệ thống cứu trợ của nhà nước năm nào cũng lộ ra mấy con đỉa hút tiền cứu trợ của dân?

– Cái bài VNN này đề tài thì được nhưng biên tập viên hơi bị bất cẩn. Ai lại để câu hỏi phóng viên chỏng lỏn, cứ như hỏi cung như thế bao giừ! Kể cả phóng viên có viết vậy thì đáng lẽ BTV phải liệu đường mà thêm vào những “thưa ông”, “xin ông cho biết”, “ý kiến của ông về vấn đề này?”, vân vân… Cái đó gọi là một trong những quy tắc tối thiểu của văn hoá 1 bài phỏng vấn, nhở.

Lại được thằng cha trả lời, quan cách, ngứa cả tai.

“Việc phân bổ thông qua quá nhiều khâu, nhiều cấp có làm chậm trễ công tác cứu trợ không, thưa ông?

– Cái đó Mặt trận sẽ có kế hoạch.”

Kế hoạch là kế hoạch thế nào thì phải khai ra cho dân biết, dân tin chứ. Đấy là tiền của dân, tiền cho dân, chứ có phải là chuyện vợ chồng ông giận dỗi nhau đâu mà nói cái kiểu “việc riêng nhà người ta, mày đi chỗ khác chơi” như thế! Ngày xưa á, đầy tớ mà nói năng với chủ cái kiểu ấy á, có mà!

Tháng Năm 18, 2008

Mất bình tĩnh

Filed under: Uncategorized — dathaophuong @ 12:18 chiều
Tags: ,

Chiều nay giữa đường gặp mưa, phải chui vào Highway 4 trú tạm. 4h chiều, còn khướt mới đến bữa tối, tầng 3 vắng teo, ngoài 2 bọn tớ ra, chỉ còn một đám khách nữa, 4 người. 2 nam Nhật, một nam và một nữ Việt.

Tớ vốn không có tính tò mò, lại đang ôm 1 quyển sách, nên đầu tiên cũng không để ý hội khách kia lắm, cho đến khi thấy đầu ong lên vì tay zai Việt nổ hơi bị to và hơi bị nhiều, bằng một thứ tiếng Anh mà một đứa chưa từng qua bằng A như tớ cũng phải gọi là cụ tổ của chuối. Người đâu được giáo dục khéo thế không biết, nói câu nào ra là chuối luôn câu ấy, từ ngôn ngữ đến nội dung. Một vài ví dụ:

– “This wine very strong. This wine make you hot up”. (Chỉ con mẹ ngồi đối diện) “Hang san drinking a lot, but she drink every day” (Mất một đoạn tớ kh nghe nên không biết có phải vẫn nói về nhân vật này hay không): “And she can take clothe off because she feel very hot inside. Vietnamese is very simple.

– “Do you want have a girlfriend Vietnamese? Time no problem. Vietnamese girl very beautiful”.

– “I have my wife and my girl friend, no problem. In Vietnam we can have 3 wife” (rồi xoè 3 ngón tay ra đếm như thằng thần kinh: “wife 1, wife 2, wife 3”).

Tiếng Nhật cũng sai bét be:

– “Sakura wa nihonjin hana” (Đúng ngữ pháp thì phải là “sakura wa Nihonjin no hana (desu)”. Thế mà nhắc câu này 3 lần rồi cười ha há đầy đắc thắng.

Rồi dạy bọn Nhật nói tiếng Việt, cũng sai nốt: “Em đã ăn cơm buổi tối nay chưa?”. Người Việt nói cơm tối, ai nói “cơm buổi tối”. Rồi lại bảo bọn kia phải nói đúng từ buổi tối, hỏi trước sắc sau, không được nói huyền trước không thanh sau vì “very not polite”, chỉ biết giải thích kiểu quần đùi hoa thế thôi, rồi ngửa cổ cười ha há.

Đã thế khi nói cứ chĩa bộ phận phát âm sát vào mặt người ta, rồi đảo mắt lia lịa, thỉnh thoảng lôi máy điện thoại ra oang oang thông báo: “Đang phải tiếp mấy người khách nước ngoài”, trông mặt bóng lên vì sĩ diện.

Mà sao cái con ngu ngồi trước mặt nó cứ ngồi cười đần, gắp thức ăn cho cả lũ.

Bọn Nhật kia, hoặc là phải rất kiên nhẫn, hoặc là cũng cùng một giuộc nên mới ngồi như thế được.

Mình ngồi bàn khác mà cũng không chịu nổi, nhấp nha nhấp nhổm, cuối cùng mưa đang to thế cũng đội mưa đạp xe về nếu không thì kh kìm nén được.

Nhớ hồi xưa chơi với 1 anh là trưởng đại diện của một tổ chức tài chính lớn tại VN. Anh này hay được/ phải đi vòng quanh VN trước khi ký kết rót tiền cho các dự án lớn, về bảo mình: “Anh ghét nhất là đi đâu cũng phải nghe các ông sếp người Việt nhà em hỏi: Có muốn lấy vợ VN không? Con gái VN xinh lắm. Giới thiệu cho nhé”. Không hiểu tại sao người VN hay hỏi câu ấy thế? Cứ tưởng như thế làm người ta thích, nhưng chỉ tổ càng thêm khó chịu”.

Cách đây khoảng 2 năm, đi uống nước ở Diva cũng nghe 2 thằng Tây thất nghiệp nói chuyện oang oang. Thằng phì nộn và đần độn đang sống ở VN bảo thằng đần độn và phì nộn sang VN du lịch: “Mày sang đây mà sống, quên con bé ấy đi. Bên này con gái Việt nhiều đứa xinh mà dễ làm quen lắm, cô giáo, sinh viên đầy”.

Những lần (mà không hiếm) gặp ngoài đường bọn não cứt gà như thằng và con ở Highway 4 hôm nay, mình bức xúc lắm, chỉ muốn ra chỉnh lại, nhưng rồi lại nghĩ, người ta đang nói chuyện riêng ở bàn người ta, mình nói thành vô duyên. Nhưng rõ ràng nếu mỗi người Việt thiếu đi một chút ý thức tự trọng và văn minh trong các mối quan hệ riêng tư của mình với người nước ngoài, thì cả nước cũng nhục lây như thế đấy.

Mà kỳ thật đấy, không hiểu sao nhiều người Việt cứ hễ giao tiếp với Tây là tự dưng cứ như thành người khác. Người thì xun xoe, vồ vập thái quá, mang hết cả gái với các phong tục của VN ra để mua vui cho bọn kia. Người thì tự dưng mặt mũi vênh váo, lạnh lùng khinh khỉnh, ra cái điều bọn Tây thì biết đếch gì về nước mắm với chuyện Tấm Cám, người ta chìa tay ra bắt cũng không bắt, hoặc bắt tay người ta mà mắt nhìn đi chỗ khác, nhếch mép cười khinh thị (đếk rõ nguyên nhân). Ack ack. Dù là cực này hay cực kia thì đều là tâm lý tự ti, kỳ thị cả.

Đó là chưa kể nhiều nghệ sĩ, trí thức nhà mình cũng hay lôi Tây ra làm mét. Còn các em vừa tuột khỏi đôi dép tổ ong để diện vào đôi giày Tàu 70.000 thì cứ hễ đi với một anh Tây là vênh vênh váo váo, coi người thiên hạ đều dưới mình 2 nấc cả (Nói đến đây cũng phải chua luôn – tớ cũng là đứa tính tình nhiều khi khó chịu nhưng vốn thế từ khi chửa lấy chồng cơ, các bạn làm chứng cho).

Tây hay ta thì cũng là người cả chứ. Ở đâu chẳng có bọn giỏi, bọn dốt, người giàu, người nghèo, người đáng trọng, kẻ đáng khinh. Ngay cả bọn Tây giáo sư, tiến sĩ, nghệ sĩ nọ kia, nhiều đứa đầu óc cũng thiển cận bỏ xừ, thì cũng như nhiều người chức vị nọ kia ở nhà mình cũng dốt như cái bể phốt.

Nhiều người bảo người Việt mình giao tiếp với Tây thường không tự tin vì bất đồng ngôn ngữ. Mình thấy bất đồng dễ nó không thấy bất đồng chắc. Ít nhất mình cũng biết hơn nó 1 từ là từ “OK”.

Tây cũng thế mà ta cũng thế, bộ trưởng cũng thế mà gác cổng cũng thế, việc j phải mất bình tĩnh! Tớ ý à, chỉ mất bình tĩnh vì một số zai nhất định đang làm mình lên cơn hâm thôi.

Mất bình tĩnh

Filed under: Uncategorized — dathaophuong @ 12:18 chiều
Tags: ,

Chiều nay giữa đường gặp mưa, phải chui vào Highway 4 trú tạm. 4h chiều, còn khướt mới đến bữa tối, tầng 3 vắng teo, ngoài 2 bọn tớ ra, chỉ còn một đám khách nữa, 4 người. 2 nam Nhật, một nam và một nữ Việt.

Tớ vốn không có tính tò mò, lại đang ôm 1 quyển sách, nên đầu tiên cũng không để ý hội khách kia lắm, cho đến khi thấy đầu ong lên vì tay zai Việt nổ hơi bị to và hơi bị nhiều, bằng một thứ tiếng Anh mà một đứa chưa từng qua bằng A như tớ cũng phải gọi là cụ tổ của chuối. Người đâu được giáo dục khéo thế không biết, nói câu nào ra là chuối luôn câu ấy, từ ngôn ngữ đến nội dung. Một vài ví dụ:

– “This wine very strong. This wine make you hot up”. (Chỉ con mẹ ngồi đối diện) “Hang san drinking a lot, but she drink every day” (Mất một đoạn tớ kh nghe nên không biết có phải vẫn nói về nhân vật này hay không): “And she can take clothe off because she feel very hot inside. Vietnamese is very simple.

– “Do you want have a girlfriend Vietnamese? Time no problem. Vietnamese girl very beautiful”.

– “I have my wife and my girl friend, no problem. In Vietnam we can have 3 wife” (rồi xoè 3 ngón tay ra đếm như thằng thần kinh: “wife 1, wife 2, wife 3”).

Tiếng Nhật cũng sai bét be:

– “Sakura wa nihonjin hana” (Đúng ngữ pháp thì phải là “sakura wa Nihonjin no hana (desu)”. Thế mà nhắc câu này 3 lần rồi cười ha há đầy đắc thắng.

Rồi dạy bọn Nhật nói tiếng Việt, cũng sai nốt: “Em đã ăn cơm buổi tối nay chưa?”. Người Việt nói cơm tối, ai nói “cơm buổi tối”. Rồi lại bảo bọn kia phải nói đúng từ buổi tối, hỏi trước sắc sau, không được nói huyền trước không thanh sau vì “very not polite”, chỉ biết giải thích kiểu quần đùi hoa thế thôi, rồi ngửa cổ cười ha há.

Đã thế khi nói cứ chĩa bộ phận phát âm sát vào mặt người ta, rồi đảo mắt lia lịa, thỉnh thoảng lôi máy điện thoại ra oang oang thông báo: “Đang phải tiếp mấy người khách nước ngoài”, trông mặt bóng lên vì sĩ diện.

Mà sao cái con ngu ngồi trước mặt nó cứ ngồi cười đần, gắp thức ăn cho cả lũ.

Bọn Nhật kia, hoặc là phải rất kiên nhẫn, hoặc là cũng cùng một giuộc nên mới ngồi như thế được.

Mình ngồi bàn khác mà cũng không chịu nổi, nhấp nha nhấp nhổm, cuối cùng mưa đang to thế cũng đội mưa đạp xe về nếu không thì kh kìm nén được.

Nhớ hồi xưa chơi với 1 anh là trưởng đại diện của một tổ chức tài chính lớn tại VN. Anh này hay được/ phải đi vòng quanh VN trước khi ký kết rót tiền cho các dự án lớn, về bảo mình: “Anh ghét nhất là đi đâu cũng phải nghe các ông sếp người Việt nhà em hỏi: Có muốn lấy vợ VN không? Con gái VN xinh lắm. Giới thiệu cho nhé”. Không hiểu tại sao người VN hay hỏi câu ấy thế? Cứ tưởng như thế làm người ta thích, nhưng chỉ tổ càng thêm khó chịu”.

Cách đây khoảng 2 năm, đi uống nước ở Diva cũng nghe 2 thằng Tây thất nghiệp nói chuyện oang oang. Thằng phì nộn và đần độn đang sống ở VN bảo thằng đần độn và phì nộn sang VN du lịch: “Mày sang đây mà sống, quên con bé ấy đi. Bên này con gái Việt nhiều đứa xinh mà dễ làm quen lắm, cô giáo, sinh viên đầy”.

Những lần (mà không hiếm) gặp ngoài đường bọn não cứt gà như thằng và con ở Highway 4 hôm nay, mình bức xúc lắm, chỉ muốn ra chỉnh lại, nhưng rồi lại nghĩ, người ta đang nói chuyện riêng ở bàn người ta, mình nói thành vô duyên. Nhưng rõ ràng nếu mỗi người Việt thiếu đi một chút ý thức tự trọng và văn minh trong các mối quan hệ riêng tư của mình với người nước ngoài, thì cả nước cũng nhục lây như thế đấy.

Mà kỳ thật đấy, không hiểu sao nhiều người Việt cứ hễ giao tiếp với Tây là tự dưng cứ như thành người khác. Người thì xun xoe, vồ vập thái quá, mang hết cả gái với các phong tục của VN ra để mua vui cho bọn kia. Người thì tự dưng mặt mũi vênh váo, lạnh lùng khinh khỉnh, ra cái điều bọn Tây thì biết đếch gì về nước mắm với chuyện Tấm Cám, người ta chìa tay ra bắt cũng không bắt, hoặc bắt tay người ta mà mắt nhìn đi chỗ khác, nhếch mép cười khinh thị (đếk rõ nguyên nhân). Ack ack. Dù là cực này hay cực kia thì đều là tâm lý tự ti, kỳ thị cả.

Đó là chưa kể nhiều nghệ sĩ, trí thức nhà mình cũng hay lôi Tây ra làm mét. Còn các em vừa tuột khỏi đôi dép tổ ong để diện vào đôi giày Tàu 70.000 thì cứ hễ đi với một anh Tây là vênh vênh váo váo, coi người thiên hạ đều dưới mình 2 nấc cả (Nói đến đây cũng phải chua luôn – tớ cũng là đứa tính tình nhiều khi khó chịu nhưng vốn thế từ khi chửa lấy chồng cơ, các bạn làm chứng cho).

Tây hay ta thì cũng là người cả chứ. Ở đâu chẳng có bọn giỏi, bọn dốt, người giàu, người nghèo, người đáng trọng, kẻ đáng khinh. Ngay cả bọn Tây giáo sư, tiến sĩ, nghệ sĩ nọ kia, nhiều đứa đầu óc cũng thiển cận bỏ xừ, thì cũng như nhiều người chức vị nọ kia ở nhà mình cũng dốt như cái bể phốt.

Nhiều người bảo người Việt mình giao tiếp với Tây thường không tự tin vì bất đồng ngôn ngữ. Mình thấy bất đồng dễ nó không thấy bất đồng chắc. Ít nhất mình cũng biết hơn nó 1 từ là từ “OK”.

Tây cũng thế mà ta cũng thế, bộ trưởng cũng thế mà gác cổng cũng thế, việc j phải mất bình tĩnh! Tớ ý à, chỉ mất bình tĩnh vì một số zai nhất định đang làm mình lên cơn hâm thôi.

Tháng Năm 14, 2008

tranh thủ nói trước khi phải im lặng

Filed under: Uncategorized — dathaophuong @ 7:48 sáng
Tags: ,

Sáng mai, có lẽ trên báo chính thống sẽ kh có 1 dòng nào về vụ công an bắt 2 nhà báo nữa. Có vẻ như cả Tuổi Trẻ và Thanh Niên đang phải “tranh thủ” những giờ cuối cùng của ngày hôm nay để bày tỏ thái độ của mình trên phiên bản điện tử. (Các bạn có thể thấy sự khác nhau của phiên bản giấy và phiên bản điện tử ngày hôm nay của 2 tờ báo này)
Tuổi trẻ có bài ông Nguyễn Quang A, ngoài việc chứng minh 2 nhà báo không phạm tội hình sự, còn có những bình luận tớ thấy là rất xác đáng: .
“Dư luận bàng hoàng trước việc nhà chức trách bắt giam 2 nhà báo Nguyễn Văn Hải (Tuổi Trẻ) và Nguyễn Việt Chiến (Thanh Niên) vì tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 281 Bộ Luật Hình Sự. Không rõ những người ra quyết định có tính toán, cân nhắc đến những cái được và cái mất trước khi bắt các nhà báo này không?
Chắc chắn họ đã không hấp tấp, họ đã tính toán, đã cân nhắc”

(…)

Về mặt xã hội, việc bắt giam hai nhà báo này đã tạo ra phản khuyến khích, làm nhụt chí của các nhà báo (và của nhân dân) trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng và chống tiêu cực đang là quốc nạn ở nước ta. Ai hơi đâu mà hăng hái để có thể bị nhốt vào tù, đó là suy nghĩ rất người của tuyệt đại bộ phận dân chúng lương thiện. Và việc làm nhụt chí chống tham nhũng đi ngược lại chủ trương chống tham nhũng của Nhà nước Việt Nam. Việc bắt giam hai nhà báo chỉ làm cho bọn tham nhũng mừng vui vì báo chí là khắc tinh, là kẻ thù (mạnh nhất) của bọn tham nhũng.
Với người dân, việc hai báo bị bắt giam này làm cho mọi người nghĩ rằng “công lý bị nhạo báng”.
Thông tin về tướng Quắc, nguyên trưởng ban chuyên án điều tra các vụ án PMU-18, và một cán bộ điều tra cao cấp cũng bị khởi tố vì cùng tội (ông Quắc không bị bắt giam) có thể khiến người ta nghĩ: có lẽ đã có các bè phái đấu đá nhau và thông tin sai sự thật và đã có thể vô tình hay cố ý “rỉ ra” để biến báo chí thành “công cụ” sát phạt của ai đó. Và các nhà báo hăng hái của chúng ta đã có thể mắc bẫy dẫn đến việc đưa thông tin không chính xác.
Nếu suy luận này đúng thì những kẻ cố ý để “rò rỉ” thông tin sai mới có tội, còn các nhà báo của chúng ta thì thật tội nghiệp. “Họ đã có thể mắc sai sót nghiệp vụ, nhưng không hề phạm tội. Và nếu đúng như vậy thì việc bắt họ chỉ làm cho người dân mất lòng tin vào pháp luật, vào các cơ quan nhà nước.
Việc bắt các nhà báo này làm cho bộ mặt của Việt Nam xấu đi rất nhiều trên trường quốc tế, có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà tài trợ nghi ngờ quyết tâm chống tham nhũng của Việt Nam, chắc chắn khiến những người chỉ trích Việt Nam thiếu tự do ngôn luận càng chỉ trích mạnh mẽ hơn. Hình ảnh đất nước là tài sản quốc gia và làm tổn hại đến tài sản quốc gia không phải là việc nên làm đối với bất kể người dân nào, nói chi đến các nhà chức trách”.

Hôm nay, có một đồng nghiệp hỏi mình một câu, làm mình ngớ ra, nhớ về thời điểm diễn ra 1 phiên toà nhạy cảm với một bức ảnh “không thể hiểu nổi” và thời điểm này – tất cả đều là trước một sự kiện ngoại giao quan trọng.

Vậy ai sẽ được lợi trong sự việc này, khi “bộ mặt của Việt Nam xấu đi rất nhiều trên trường quốc tế” (có lẽ đặc biệt là với các nước phương Tây)?

Các bạn hẳn nhớ vụ biểu tình TSHS cuối năm ngoái, lần đầu tiên được loan báo là “bật đèn xanh”, nên thu hút rất nhiều người, làm dư luận cả trong và ngoài nước đều chú ý, rồi sau đó lại bật đèn đỏ, bật lia lịa, cả 1 chùm…

Tội cho những dân đen, chỉ biết “yêu quê hương như yêu đồng lúa chín”…

giương mắt lên mà nhìn

Filed under: Uncategorized — dathaophuong @ 4:12 sáng
Tags: , ,

Chúng ta đang sống trong một hiện thực quái gở.

Mấy ngày hôm nay, chẳng có nhu cầu nói năng, làm việc gì cả.

Cảm ơn bạn Linh đã dịch bài thơ này.

I Sit and Look Out

Walt Whitman

I sit and look out upon all the sorrows of the world, and upon all oppression and shame;

I hear secret convulsive sobs from young men, at anguish with themselves, remorseful after deeds done;

I see, in low life, the mother misused by her children, dying, neglected, gaunt, desperate;

I see the wife misused by her husband–I see the treacherous seducer of young women;

I mark the ranklings of jealousy and unrequited love, attempted to be hid–I see these sights on the earth;

I see the workings of battle, pestilence, tyranny–I see martyrs and prisoners;

I observe a famine at sea–I observe the sailors casting lots who shall be kill’d, to preserve the lives of the rest;

I observe the slights and degradations cast by arrogant persons upon laborers, the poor, and upon negroes, and the like;

All these–All the meanness and agony without end, I sitting, look out upon,

See, hear, and am silent

Tôi ngồi và nhìn

Tôi ngồi và nhìn tất cả những nỗi buồn của thế giới, tất cả những áp bức và hổ thẹn;

Tôi nghe tiếng khóc tức tưởi lặng thầm của những chàng trai, họ đau khổ với chính mình, hối hận bởi những việc đã làm;

Tôi nhìn, trong cuộc đời buồn thảm, người mẹ bị con cái lợi dụng, hấp hối, bị bỏ rơi, buồn thảm, tuyệt vọng;

Tôi nhìn người vợ bị chồng đối xử tệ bạc- tôi nhìn kẻ quyến rũ phản bội các phụ nữ trẻ trung;

Tôi lưu dấu những giày vò của ghen tuông và tình yêu vô vọng đang cố tìm nơi ẩn náu- Tôi nhìn thấy những cảnh tượng này trên trái đất;

Tôi thấy quang cảnh chiến tranh, dịch bệnh, bạo chúa- tôi thấy những liệt sĩ và những tù nhân;

Tôi ngắm nghía nạn đói ngoài biển khơi- tôi quan sát những thủy thủ đang bắt thăm xem ai sẽ bị giết, để giữ lại sự sống cho những người còn lại;

Tôi ngắm nghía những lăng mạ và sỉ nhục của lũ kiêu căng với những người thợ, người nghèo, người da đen, và những kẻ khốn cùng khác;

Trước tất cả mọi thứ đó- trước tất cả những ti tiện và khổ đau không kết thúc, tôi ngồi, và nhìn,

Thấy, nghe, và tôi im lặng.

Vũ Hoàng Linh dịch

P.S: Cả nhà đọc cái này cho rì lạch xờ 1 tí:

Còn có thông tin thêm là tỉnh Quảng Bình sẽ sát nhập với Hà Tĩnh, lấy tên là Tỉnh Bình Tĩnh. Bộ Nội vụ sát nhập với Bộ Công an thành Bộ Nội Công. Bộ thông tin truyền thông sáp nhập với bộ giáo dục thành Bộ Truyền Dục. Nhưng theo các nguồn tin mật, Bộ Nội vụ chỉ thích sát nhập với bộ Y tế, lấy tên là Bộ Nội Y Còn Bộ Truyền thông lại có nhã ý sát nhập với Bộ Lao động Thương binh xã hội thành Bộ Truyền Lao

Trang sau »

Blog tại WordPress.com.